Vì sao chim cánh cụt có cánh mà lại không bay được

Trên trái đất, Nam Cực là lục địa xa nhất ở phía Nam. Nơi đây luôn chịu sự thống trị của thiên nhiên khắc nghiệt. Sự giá buốt, lạnh lẽo bao trùm quanh năm. Điều này khiến cho nơi đây dường như không hề có bóng dáng con người sinh sống. Thế nhưng, ở Nam Cực vẫn có sự tồn tại của một số loài động vật. Nhờ vào cấu tạo cơ thể thích ứng với thời tiết và nguồn thức ăn dồi dào. Điển hình là loài chim cánh cụt được xem là đặc trưng của lục địa Nam cực mà không nơi nào có được. Tuy nhiên, vì sao chim cánh cụt có cánh mà lại không bay được? Để có câu trả lời có câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng khám phá điều thú vị này nhé!

Đặc điểm của chim cánh cụt

Để chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt ở Nam cực, chim cánh cụt sở hữu những đặc điểm riêng biệt, khác với tất cả các loài chim khác.

Loài chim cánh cụt ở Nam Cực

Đặc điểm cơ thể

Mặc dù thuộc loài chim nhưng khả năng thích nghi với cuộc sống dưới nước của chim cánh cụt rất cao. Cấu tạo cánh của chúng tiến hóa thành các chân chèo. Do đó, chúng tỏ ra khá nhanh nhẹn khi ở dưới nước với vận tốc 6 đến 12 km/h.

Bên cạnh đó, chim cánh cụt có một bộ lông dày và mượt. Nhờ đó duy trì lớp không khí, đảm bảo sức nổi của chúng. Ngoài ra, chim cánh cụt chịu được giá lạnh ở Nam cực là nhờ vào lớp không khí này. 

Chim cánh cụt với cấu tạo bộ lông dày

Tất cả các loài chim cánh cụt đều sở hữu phần bụng màu trắng và phần lưng màu sẫm (chủ yếu là đen). Điều này giúp loài chim cánh cụt có thể ngụy trang tốt, lẩn trốn kẻ thù. 

Đặc điểm sinh sản của chim cánh cụt

Khác với các loài chim khác chỉ giao phối một mùa, chim canh cụt có khả năng giao phối cả đời. Cả chim bố và chim mẹ cùng nhau sinh ra một bầy con nhỏ và chăm sóc chúng.

Khả năng giao phối trọn đời của chim cánh cụt

Những chú chim cánh cụt đực sẽ đảm nhận vai trò ấp trứng và sưởi ấm trong vòng khoảng 65 ngày. Trong lúc đó, con cái sẽ đi kiếm ăn trên biển. Sau mỗi lần ấp, con cái giảm 40-50% khối lượng. Sau khoảng thời gian  này, chim cánh cụt đực và cái sẽ thay nhau chăm sóc những chú chim con.

Tuổi thọ của chim cánh cụt

Tuổi thọ của chim cánh cụt tùy thuộc vào mỗi loài khác nhau. Nhìn chung, tuổi thọ trung bình của loài chim vào khoảng từ 15-20 năm. Trong đó, 75% cuộc đời chúng gắn bó với môi trường biển.

Chim cánh cụt với tuổi thọ trung bình 15 đến 20 năm

Đối với loài chim cánh cụt, tuyến lệ chứa một lượng muối dư thừa từ máu. Vì vậy mà chúng cơ thể uống nước biển và thích nghi với môi trường dễ dàng.

Vì sao chim cánh cụt có cánh mà không bay được?

Chim cánh cụt cụt khi đi cứ lắc lư lắc lư trông rất đáng yêu. Chúng di chuyển cơ thể bằng hai chân hoặc lăn trên những tảng băng dày. Nhưng tại sao chim cánh cụt cũng có cánh như các loài chim khác mà lại không bay được?

Chim cánh cụt có cánh mà không bay được

Chim cánh cụt sống trên vùng băng cực lạnh lẽo của Nam Cực. Vì có lớp mỡ dày nên cơ thể chúng vừa béo vừa nặng. Lại thêm đôi cánh của chúng vừa nhỏ vừa ngắn. Năng lượng cần để bay cũng ngày càng lớn hơn. Trải qua thời gian, chim cánh cụt không thể chịu đựng được vì tiêu hao năng lượng quá nhiều. Điều này khiến chúng chẳng có sức lực nào. Vì thế mà chúng cũng từ bỏ việc bay.

Bù lại chim cánh cụt lại được phú cho một khả năng kỳ diệu mà các loại chim khác không có được. Đó chính là khả năng bơi lội dưới nước. Chim cánh cụt bơi với tốc độ khoảng 15 dặm một giờ vượt xa huy chương vàng Olympic quốc tế môn bơi lội Michael Phelps với 4.7 dặm một giờ. Chúng có thể lặn dưới nước với kỷ lục khoảng 20 phút.

Vì sao cánh của chim cánh cụt lại tiêu biến?

Ta có thể thấy, việc chim cánh cụt không thể bay là do đôi cánh dần tiêu biến. Chúng chấp nhận hy sinh chức năng đôi cánh ddeer đổi lấy việc tối đa hóa khả năng hoạt động dưới nước.

Ông Speakman đã lý giải, trong quá trình tiến hóa, đôi cánh của chim cánh cụt biến đổi dần. Nhờ đó, chim cánh cụt dễ thích nghi với việc lặn và bơi lội. Chúng có thể tìm kiếm thức ăn và sử dụng năng lượng hiệu quả. 

Đôi cánh của chim cánh cụt bị tiêu biến

Khi lặng càng sâu, chim cánh cụt có thể tìm kiếm nhiều thức ăn hơn. Điển hình, chim cánh cụt hoàng đế có thể nín thở trong vòng 20 phút. Hơn nữa, chúng có thể lặn sau tới 1.500ft (~450m) để đi săn mồi. Với ưu thế vượt trội như vậy trong khoản “kiếm ăn”, chim cánh cụt cuối cùng cũng thay đôi cánh bay được bằng một đôi cánh “bơi được”.

Như vậy, có thể thấy chim cánh cụt không bay được nhưng lại sở hữu khả năng bơi lội thiên tài. Hãy thử tưởng tượng chim cánh cụt biết bay nhưng lại không thể chống chị với thiết tiết Nam cực thì sẽ ra sao? Có thể nói, bất kì loài động vật nào cũng vậy, cơ thể chúng biến đổi để dần thích nghi với môi trường. Nhờ đó, chúng có thể tồn tại một cách dễ dàng và phát triển tốt hơn.


Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *