Cha mẹ có biết, nhiều đứa trẻ khát khao được bay vào vũ trụ để khám phá thế giới bí ẩn. Có bé lại ước mơ trở thành một phi hành gia bay vào tìm hiểu các hành tinh trong không gian. Những ước mơ này của trẻ xuất phát từ tình yêu thiên nhiên, sự tò mò khám phá của trẻ nhỏ. Để thỏa mãn trí tò mò của trẻ, bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một hiện tượng thú vị trong vũ trụ bao la. Dải Ngân Hà có chút giống như trái trứng ốp-la? Hãy cùng khám phá điều bí ẩn này nhé!
Dải ngân hà trong vũ trụ bao la
Trong thế giới rộng lớn của vũ trụ, dải ngân hà được ví như dòng sông màu bạc trôi lơ lửng giữa bầu trời. Dải Ngân Hà là thiên hà bao bọc Hệ Mặt Trời. Theo thiên văn, có hàng trăm tỷ ngôi sao, tinh vân và cụm sao nằm trong thiên hà này. Trong dải ngân hà, mặt trời chỉ là một ngôi sao bình thường trong số hàng trăm tỷ ngôi sao ấy. Xung quanh mặt trời là sự chuyển động của Trái Đất.
Dải ngân hà trong vũ trụ bao la
Nhiều ngôi sao kết nối tạo thành một dải ngân hà thướt tha trong vũ trụ. Nhìn lên bầu trời đêm quang đãng, dải ngân hà mà bé nhìn thấy chỉ là một phần của dải ngân hà mà thôi. Chúng ta phải dùng kính thiên văn mới có thể thấy rõ dải ngân hà này. Bao quanh đĩa thiên hà là một luồng khí nóng phát sáng khổng lồ và tự di chuyển rất nhanh.
Khám phá sự hình thành và kích thước dải ngân hà
Thuở sơ khai của vũ trụ, các đám khí gas Hydro và Heli trôi nổi khắp nơi. Chúng bắt đầu kết hợp với nhau và tạo nên những vùng “cô đặc”. Nhờ vào phản ứng hợp hạch, ngôi sao đầu tiên xuất hiện. Về sau, với sự kết hợp khí gas tiếp tục cô đặc, nhiều ngôi sao xuất hiện nhiều hơn. Những ngôi sao này hấp dẫn lẫn nhau trên bề mặt “đĩa” tạo thành dải Ngân Hà.
Khám phá sự hình thành và kích thước dải ngân hà
Đường kính của dải ngân hà vào khoảng 150.000 – 200.000 năm ánh sáng. Khoảng cách từ Hệ Mặt Trời đến trung tâm dải Ngân Hà là khoảng 26.000(±1.000) năm ánh sáng. Hệ Mặt Trời quay xung quanh trung tâm dải Ngân Hà với vận tốc 220v ki-lô-mét mỗi giây. Vòng quay này kết thúc sẽ phải mất 225 – 250 triệu năm.
Tại sao nói dải ngân hà có chút giống trứng ốp-la?
Tại sao lại nói dải Ngân Hà có chút giống như trái trứng ốp-la? Điều thú vị này bắt nguồn từ đâu? Theo nghiên cứu thiên văn học, ở phần giữa của dải ngân hà có nổi nhô lên như lòng đỏ trứng. Phần này được gọi là phần “cầu lõi”. Xung quanh dải ngân hà có dạng dẹp giống lòng trắng trứng gọi là “vành đĩa”. Quanh đĩa có rất nhiều nhánh xoắn ốc chứa phần lớn các sao, ngay cả Mặt Trời cũng thế. Khi chúng ta ở trên một nhánh xoắn ốc và nhìn về phía trung tâm của nó, thì ta chỉ có thể thấy một dải ánh sáng được tạo ra từ rất nhiều sao mà thôi!
Dải Ngân Hà có chút giống như trái trứng ốp-la
Với nhiều ngôi sao, tinh vân và cụm sao khác nhau, dải ngân hà tạo thành một khối đặc biệt. Cụm sao là một nhóm rất nhiều các ngôi sao tập trung gần nhau. Cụm sao mở là một nhóm gồm vài trăm đến vài nghìn ngôi sao. Chúng đều được sinh ra từ cùng một đám mây bụi. Phần lớn các cụm sao mở nằm trên vành đĩa. Một dạng khác của cụm sao là cụm sao dạng hình cầu có chứa khoảng vài trăm nghìn ngôi sao. Vị trí của cụm sao cầu là nằm xung quanh trung tâm dải Ngân Hà.
Làm sao để trẻ quan sát dải ngân hà?
Quan sát dải ngân hà qua các bức ảnh hoặc video
Khám phá dải ngân hà qua tranh ảnh
Phụ huynh nên dành thời gian để cùng con khám phá về không gian vũ trụ. Thường xuyên cho con xem những bức ảnh và video thú vị về các hiện tượng có trong không gian. Bé sẽ tự đặt câu hỏi vì sao dải ngân hà lại có hình giống quả trứng ốp-la như vậy? Nhờ đó tăng khả năng tưởng tượng và sáng tạo cho trẻ nhỏ.
Sử dụng ống nhòm hay kính thiên văn
Sử dụng kính thiên văn quan sát dải ngân hà
Trải nghiệm thực tế luôn đem đến điều thích thú cho trẻ. Phụ huynh nên tìm dải Ngân Hà bằng mắt thường trước và chĩa ống kính về hướng đó. Sau đó, nhìn qua kính để xem từng ngôi sao và thiên hà ở khoảng cách gần hơn. Trẻ tự mắt quan sát dải ngân hà sẽ ghi nhớ nó nhanh và lâu hơn. Phụ huynh nên đặt kính vừa với tầm mắt trẻ để chúng quan sát rõ hơn.
Qua trên, các bé đã hiểu vì sao dải ngân hà có chút giống trái trứng ốp-la chưa nào? Hãy cùng khám phá vũ trụ để phát hiện ra những điều mới mẻ và thú vị nhé! Chúc các con học tốt!
Trả lời